Mỹ phẩm giả - hiểm họa giấu mặt không chỉ làn da mà sức khỏe lâu dài.
1. Sai phạm chồng chất, khó xử lý triệt để
Thời
gian qua, Bộ Y tế liên tiếp ban hành quyết định thu
hồi nhiều dòng sản phẩm vi phạm như kem chống nắng Hanayuki ghi sai chỉ số SPF,
hay một loạt sản phẩm bị phát hiện có công thức ghi nhãn không đúng với hồ sơ
công bố.
MỸ PHẨM CẦN KIỂM SOÁT CHẶT HƠN
Hậu
quả từ việc sử dụng mỹ phẩm giả không chỉ dừng lại ở mức thiệt hại kinh tế,
mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.
Ghi nhận tại các bệnh viện da liễu cho thấy số ca nhập viện vì viêm da, dị ứng,
rối loạn sắc tố... sau khi dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đang gia tăng.
Mới
đây, một bệnh nhân nữ 33 tuổi nhập viện trong tình trạng đỏ da, bong tróc, giãn
mao mạch sau khi sử dụng kem làm trắng không rõ nguồn gốc, được quảng cáo “bật
tông sau 7 ngày” hoặc cấp cứu do uống collagen để giảm béo. Kết quả kiểm nghiệm
cho thấy, sản phẩm chứa hàm lượng corticoid cao. Đây là một hoạt chất phải được
bác sĩ kê đơn và giám sát nghiêm ngặt. Hậu quả là hàng rào bảo vệ da của bệnh
nhân bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến viêm da, kích ứng kéo dài và phải điều
trị lâu dài.
2. Hậu quả không chỉ trên làn da
Theo bác
sĩ da liễu chia sẻ mỹ phẩm giả không chỉ gây tổn thương bề mặt da, mà còn tiềm
ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân. Các sản phẩm này
thường chứa hóa chất độc hại như corticoid, thủy ngân, paraben, formaldehyde…
Đây là những chất có khả năng gây viêm da, rối loạn nội tiết, tổn thương gan
thận và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài. Nhiều bệnh nhân
đến viện trong tình trạng da mỏng đỏ, bong tróc, giãn mao mạch hoặc mụn nước
lan rộng, hậu quả sau một thời gian sử dụng kem trộn, kem “dưỡng trắng” không
rõ nguồn gốc được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.
Theo bác
sĩ da lieu, những lời quảng cáo “trắng bật tông chỉ sau vài ngày” đã khiến
nhiều người phải trả giá đắt. “Không có sản phẩm nào vừa rẻ, vừa hiệu quả nhanh
mà lại an toàn. Đằng sau sự thay đổi tức thời là cả một quá trình phá vỡ cấu
trúc da, rối loạn sắc tố, khiến việc điều trị sau đó trở nên cực kỳ khó khăn và
tốn kém.
TheoTrung
tâm Thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) chỉ ra rằng, nhiều loại
mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường hiện nay có thể chứa arsen (thạch tín) - một
kim loại nặng nguy hiểm. Arsen không gây tổn thương ngay lập tức, mà âm thầm
tích tụ trong cơ thể. Sau khoảng 10 năm sử dụng liên tục, nó có thể làm tăng
nguy cơ mắc ung thư da và các bệnh lý ác tính khác.
Những
dẫn chứng trên cho thấy, hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm giả không chỉ là
những vết sẹo trên làn da, mà còn là di chứng âm ỉ trong cơ thể, có thể kéo dài
suốt đời. Bởi thế, người tiêu dùng nên thận trọng khi lựa chọn mỹ phẩm, cần ưu
tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm định chất lượng và được phân phối
qua hệ thống chính hãng. Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo “thần tốc”, “bật
tông sau vài ngày”, “trị nám tận gốc” vì đó có thể là chiêu trò của những đối
tượng kinh doanh trục lợi.
cẦN TƯ VẤN LIÊN HỆ NHA. WEB BS thammygreenforest.com
Nhận xét
Đăng nhận xét